Ngôn ngữ tại Trung Quốc
Ngôn ngữ tại Trung Quốc

Ngôn ngữ tại Trung Quốc

Trung Quốc có tới hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hán tiêu chuẩn, dựa trên tiếng Quan Thoại là trung tâm, nhưng tiếng Trung Quốc có hàng trăm ngôn ngữ liên quan, được gọi chung là Hán ngữ (giản thể: 汉语; phồn thể: 漢語; bính âm: Hànyǔ, với số người nói chiếm tới 92% dân số. Tiếng Hán có thể được chia thành nhiều ngôn ngữ riêng biệt.[5]Nhiều điểm khác biệt giúp phân biệt các phương ngữ Hán ngữ với nhau. Bất chấp số lượng phương ngữ, phổ thông thoại hoặc tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đại lục kể từ thập niên 1930.Trong khi chính sách của nhà nước Trung Quốc cho phép quyền tự trị về văn hóa và khu vực, mỗi khu vực và nhóm phương ngữ được phép sử dụng ngôn ngữ riêng của họ, họ cũng phải hiểu và nói ngôn ngữ quốc gia, đó là tiếng Quan Thoại hoặc phổ thông thoại, có nghĩa là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến.Trước thế kỷ 20, hai chính phủ khác nhau của Trung Quốc không quá quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ. Nhưng vào năm 1949, chính phủ ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng chỉ có một ngôn ngữ chính thức mặc dù các hành động cụ thể chỉ được thực hiện vào năm 1955. Năm đó tiếng Quan Thoại được chọn làm ngôn ngữ quốc gia và một chỉ thị đã được ban hành để dạy ngôn ngữ này trong tất cả các trường học và nên được sử dụng. trong mọi mặt của cuộc sống, từ quân đội đến báo chí, thương mại, công nghiệp, phát thanh truyền hình cũng như các công việc phiên dịch, biên dịch.Kể từ năm 1949, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đã cho những cải cách nhiều về ngôn ngữ, cải cách bao gồm những thay đổi trong hình thức viết của tiếng Trung Quốc, với việc chính phủ bãi bỏ một số ký tự và ra lệnh đơn giản hóa hàng trăm ký tự, chữ Hán giản thể, trong khi đó Đài LoanHồng Kông vẫn sử dụng chữ Hán phồn thể. Họ cho rằng, chữ giản thể của chính phủ Trung Quốc làm mất đi ý nghĩa đích thực của chữ Hán trong truyền thống.

Ngôn ngữ tại Trung Quốc

Ngôn ngữ ký hiệu Ngôn ngữ ký hiệu Trung Quốc
Ngôn ngữ ký hiệu Tây Tạng
Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Tiếng Kazakh, tiếng Triều Tiên, tiếng Kyrgyz, tiếng Nga, tiếng Tatar, tiếng Tuva, tiếng Uzbek, tiếng Wakhi, tiếng Việt
Ngôn ngữ quốc gia Tiếng Quan thoại
Bố cục bàn phím thông thường Phương thức nhập liệu tiếng Trung
Ngoại ngữ chính Tiếng Anh,[1][2] tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp,[3] tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Nhật[4]
Ngôn ngữ khu vực Tiếng Quảng Đông (Quảng Đông, Hồng KôngMa Cao), tiếng Phúc Kiến (Phúc KiếnHải Nam), tiếng Thượng Hải (Thượng Hải, Giang TâyChiết Giang), tiếng Tương (Hồ Nam), tiếng Cám (Giang Tây), Khách Gia (Phúc KiếnQuảng Đông), tiếng Bồ Đào Nha (Ma Cao), tiếng Anh (Hồng Kông), tiếng Mông Cổ (Nội Mông, Hải Tây tại Thanh Hải, BayingolinBortala tại Tân Cương), tiếng Triều Tiên (Diên Biên tại Cát Lâm), tiếng Tạng (Tây Tạng, Thanh Hải)), tiếng Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương), tiếng Choang (Quảng Tây, Văn Sơn tại Vân Nam), tiếng Kazakh (Ili tại Tân Cương), Tiếng Di (Lương Sơn, Tứ Xuyên tại Tứ Xuyên, Sở HùngHồng Hà tại Vân Nam)
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông (Hồng KôngMa Cao), tiếng Bồ Đào Nha (Ma Cao), tiếng Anh (Hồng Kông), tiếng Mông Cổ (Nội Mông, Hải Tây tại Thanh Hải, BayingolinBortala tại Tân Cương), tiếng Triều Tiên (Diên Biên tại Cát Lâm), Tiếng Tạng (Tây Tạng, Thanh Hải), tiếng Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương), Tiếng Tráng (Quảng Tây, Văn Sơn tại Vân Nam), tiếng Kazakh (Ili tại Tân Cương), tiếng Di (Lương Sơn tại Tứ Xuyên, Sở HùngHồng Hà tại Vân Nam)
Ngôn ngữ bản xứ nhiều vô kể